CHĂM SÓC RĂNG SỮA

CHĂM SÓC RĂNG SỮA

03/12/2022

   1. Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào là đúng cách?

 

  • Vai trò của răng sữa:

     Con người có 2 hệ răng: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng tuổi đến 12 tuổi, và sau đó được thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn.

              Răng sữa có vai trò quan trọng không kém răng vĩnh viễn:

           - Giúp trẻ thực hiện chức năng ăn nhai (giúp việc tiêu hóa thức ăn của trẻ được dễ dàng hơn).

-          - Răng sữa giữ khoảng cho răng vĩnh viễn, giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.                      

           - Bên cạnh đó răng sữa cũng đóng vai trò trong việc phát âm và thẩm mỹ, giúp trẻ tự tin hơn trong việc giao tiếp với bạn bè.

          Tuy nhiên, so với răng vĩnh viễn thì răng sữa ít được phụ huynh của trẻ quan tâm, chăm sóc.

 

  • Chăm sóc răng miệng cho trẻ:

                 Chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên, ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên. Tập thói quen chăm sóc răng miệng sớm giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh về răng miệng.

 

-         - Đối với trẻ chưa mọc răng: Bố mẹ vệ sinh nướu lưỡi cho trẻ bằng khăn sạch với nước hai lần một ngày hoặc sau khi bú sữa mẹ.

           - Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên: sử dụng khăn sạch lau mặt trước và mặt sau của răng.

  - Chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi: Thời điểm này, trẻ có thể sử dụng bàn chải dành cho bé từ 1 – 2 tuổi và chải răng bằng nước sạch.

 

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách

 

  •  Chăm sóc răng miệng cho trẻ được 18 tháng tuổi: Trẻ có thể sử dụng kem đánh răng chứa hàm lượng flour thấp. Sử dụng kem đánh răng với một lượng nhỏ và hướng dẫn cho trẻ biết nhổ kem đánh răng ra sau mỗi lần đánh răng.

 

  • Chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non: Từ 4-5 tuổi, trẻ em bắt đầu học cách tự chăm sóc răng miệng. Khi trẻ không có khả năng tự làm sạch, bố mẹ cần hỗ trợ trong việc chăm sóc răng.

        Bố mẹ để bé ngồi trên đùi hoặc đứng đằng sau, để đầu bé nghiêng về phía sau và chải răng. Chải răng nhẹ nhàng bằng cách xoay để làm sạch các bề mặt của răng. Không nên sử dụng lực mạnh vì tổn thương men răng và nướu răng. Chú ý chải xung quanh các đường viền nướu của mỗi răng. Bàn chải nên thay ba tháng một lần hoặc có dấu hiệu bị sờn lông bàn chải.

        Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ có cách chăm sóc răng miệng phù hợp theo từng độ tuổi. Nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần hoặc khi có bất thường để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý đến việc chọn lựa bàn chải đánh răng phù hợp với bé và tập cho con thói quen đánh răng chăm chỉ từ nhỏ để có một hàm răng chắc khỏe.

 

         

              Đưa trẻ đến phòng khám nha khoa răng định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc khi có bất thường

 

           2. Tình trạng răng vĩnh viễn mọc mà răng sữa chưa rụng có đáng lo ngại không?

  •  Nguyên nhân:

- Do thói quen ăn uống: Khi đang tuổi thay răng, nếu ba mẹ chỉ cho trẻ ăn những thực phẩm nấu nhuyễn, cắt nhỏ hay mềm thì răng cửa sữa hay các răng sữa khác trên cung hàm khó bị mài mòn và lung lay do không được sử dụng nhiều. Thói quen này dễ khiến trẻ bị mọc răng vĩnh viễn khi răng sữa chưa rụng nếu không được theo dõi cẩn thận.

 

-       

        - Do răng mọc lệch: khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và đẩy vào chân răng sữa, làm cho chân răng sữa sẽ bắt đầu tiêu biến. Một khi chân răng đã tiêu biến thì phần thân răng sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ rụng. Tuy nhiên, nếu răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lệch vào trong thì nó có thể bỏ sót chân răng sữa và khiến chúng không tiêu biến được. Tình trạng này cũng có thể gặp khi răng mọc chen chúc.

 

                  

 

    - Do trẻ mọc răng sữa chậm: Mọc răng sữa chậm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quá trình thay răng của trẻ. Thường khoảng 6 tuổi hàm răng sữa của trẻ đã phải được hoàn thiện toàn bộ. Nếu lúc này mà trẻ vẫn chưa mọc hết răng sữa thì răng vĩnh viễn mọc lên  tại vị trí thiếu răng sữa dễ đâm vào răng sữa bên cạnh do không có định hướng.

  •         Hậu quả:

       Để tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ khuôn mặt của con. Ba mẹ cần theo dõi sát sao quá trình thay răng của con cũng như có những can thiệp kịp thời nếu không muốn con gặp phải những tác động xấu do tình trạng này gây ra như:

     - Mất thẩm mỹ nụ cười: Các răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong hoặc chìa ra ngoài do không có đủ khoảng trống (đặc biệt ở nhóm răng trước) gây hiện tượng răng bị hô, khấp khểnh, chen chúc, khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp, trở thành rào cản tâm lý nhất là khi trẻ đang ở độ tuổi mới lớn.

     - Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Răng bé mọc lệch vào trong khiến hàm răng phát triển sai lệch, khớp cắn không cân đối, gây cản trở việc ăn nhai. Tình trạng này kéo dài sẽ gián tiến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ.

    - Trẻ dễ mắc các bệnh lý răng miệng: Thức ăn rất dễ mắc kẹt lại các vị trí răng chen chúc, tạo thành mảng bám. Vệ sinh răng miệng, làm sạch mảng bám cũng khó khăn hơn do răng bàn chải thường không thể len sâu vào các khe kẽ. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh chảy máu chân răng, sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…

 

Bài viết liên quan
» VÔI RĂNG (03/12/2022)
Zalo