NHA KHOA THẨM MỸ
31/10/2020Nha khoa thẩm mỹ dùng để chỉ những thủ thuật chuyên phục hồi lại, điều chỉnh và định hướng phát triển của răng –hàm dựa trên tiêu chuẩn chung về giải phẫu, cơ chế sinh học của người, đảm bảo sự hài hòa nhất cho khuôn mặt.
I. TRÁM RĂNG THẨM MỸ:
Ngày nay vật liệu trám răng (composite) thường được sử dụng có màu giống như răng thật. Với composite, bác sĩ nha khoa có thể phục hình các răng bị gãy, mẻ, sâu hay bị mòn trở lại hình dạng, màu sắc ban đầu và gần như không có sự khác biệt.
1. Tuổi thọ của răng trám?
- Trám răng bằng composite có tuổi thọ từ 7-11 năm nếu bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt và đúng cách.
- Trám răng cũng có thể được chỉ định cho những người màu răng xấu, không đều hay sâu răng. Tuy nhiên chất liệu trám răng xốp, nên những người hút thuốc sẽ làm cho miếng trám bị vàng.
2. Trám răng được thực hiện như thế nào?
- Một loại dung dịch axit nhẹ thoa lên vị trí răng cần phục hồi (Etching - soi mòn),
- Phủ một lớp keo tạo độ dính (bonding),
- Trám bằng composite từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo từng răng), điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng,
- Chiếu đèn quang trùng hợp để composite và răng tạo thành một khối đồng nhất,
- Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.
II. LÀM TRẮNG RĂNG:
LÀM TRẮNG RĂNG - LỰA CHỌN AN TOÀN CHO NỤ CƯỜI RẠNG RỠ
Theo quan điểm nha khoa hiện đại, bảo tồn răng được ưu tiên hàng đầu vì sẽ mang lại kết quả lâu dài và an toàn. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu về thay đổi màu răng, làm trắng răng là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.
- Trong quá trình ăn uống, các chất màu trong thức ăn sẽ ngấm vào răng và làm cho răng chúng ta trở nên tối màu dần. Nguyên tắc của việc làm trắng răng là sử dụng chất oxy hóa để rút các chất màu đã ngấm vào răng, trả lại màu nguyên sơ của răng chúng ta. Việc này không gây tổn hại gì đến mô răng cũng như các cấu trúc nha chu lân cận.
- Làm trắng răng thường có 2 phương pháp:
1. Làm trắng răng tại ghế:
- Được thực hiện bởi bác sĩ, đắp thuốc trực tiếp lên răng và chiếu đèn Plasma. Phương pháp này có ưu điểm là có kết quả nhanh chóng (sau khoảng 1h30p), bạn không phải tự làm. Nhược điểm của phương pháp này là có thể bạn sẽ thấy răng nhạy cảm hơn một chút vì sử dụng thuốc nồng độ cao. Vì vậy, điều kiện để lựa chọn phương pháp này là răng bạn phải hoàn toàn chắc khỏe, không nhạy cảm với các chất kích thích như lạnh, chua…
2. Làm trắng răng tại nhà:
- Bạn sẽ là người thực hiện phương pháp này. Bác sĩ sẽ in khay làm trắng cho riêng bạn và hướng dẫn bạn sử dụng. Phương pháp này có ưu điểm là kiểm soát được độ trắng và độ nhạy cảm của răng. Phương pháp này thường mất khoảng 2 đến 3 tuần để có kết quả. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả các trường hợp nhiễm Tetracycline.
- Có một điều cần lưu ý là bạn không nên tự mua thuốc để tẩy trắng răng vì tùy vào nồng độ thuốc mà thời gian sử dụng khác nhau. Nếu bạn thực hiện không đúng chỉ định, răng bạn có thể gặp tình trạng bị ê buốt kéo dài. Bạn nên gặp bác sĩ để đánh giá tình trạng răng miệng của mình phù hợp với phương pháp cũng như loại thuốc tẩy trắng nào.
III. MẶT DÁN SỨ VENEERS:
ƯU ĐIỂM CỦA MẶT DÁN SỨ VENEER 3D
- Veneer được tái tạo cho cung răng từng cá nhân hình dáng và màu sắc tự nhiên gần như răng thật.
- Khác với răng thật, Veneer sứ không bị nhiễm màu bởi cà phê, trà hay khói thuốc…
- Sự khác biệt rất lớn với các loại phục hình sứ khác, Veneer sứ chỉ can thiệp vào bề mặt mô răng tối thiểu.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN VENEER SỨ TẠI NHA KHOA MOLI
Dán mặt sứ Veneer sứ cần thực hiện từ 2-3 lần, thời gian từ 5-7 ngày:
Lần thứ 1:
- Bác sĩ chuyên thẩm mỹ khám và tư vấn kỹ có phù hợp với kỹ thuật Veneer
- Chuyên viên sẽ tiến hành các giai đoạn chuẩn bị: hình ảnh, lấy mẫu…
Lần thứ 2:
- Bác sĩ mài lớp mỏng với Veneer truyền thống (0.6 – 1mm) hoặc chuẩn bị sửa soạn với Thin Veneer (0.3mm).
Lần thứ 3:
- Thử mặt dán Veneer với Try – in Resin Cement
- Đạt thẩm mỹ kỹ thuật -> Bác sĩ sẽ tiến hành dán với hệ thống Cement gắn chuyên dụng.
IV. NIỀNG RĂNG:
Hiện nay, niềng răng được chia làm 2 loại là có mắc cài và không có mắc cài. Có mắc cài vẫn là loại phổ biến và “mạnh hơn” để xử lý các ca khó. Các loại mắc cài được dùng phổ biến như sau:
1. Mắc cài kim loại
2. Mắc cài sứ
3. Mắc cài tự khóa
4. Mắc cài mặt lưỡi
1. MẮC CÀI KIM LOẠI:
Là loại mắc cài đầu tiên được dùng trong thủ thuật chỉnh nha, mắc cài được làm bằng vàng, bạc hay thép không gỉ đi cùng với dây cung giữ khung và định hình cấu trúc hàm. Thời gian đầu mới đeo có thể gây khó chịu ở phần má và nướu răng.
2. MẮC CÀI SỨ:
Là loại mắc cái được làm bằng hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác, hợp màu với tất cả các răng nên rất thẩm mỹ. Mắc cài sứ cồng kềnh và dễ hư hỏng hơn mắc cài kim loại đòi hỏi thao tác của bác sỹ và việc giữ gìn của bệnh nhân tỉ mỉ hơn. Thời gian niềng mắc cài sứ thường lâu hơn mắc cài kim loại khoảng 6 tháng.
3. MẮC CÀI TỰ KHÓA (Còn gọi là mắc cài tự buộc)
Là các mắc cài được kết hợp với các dây cung hiện đại, trên mắc cài có một nắp trượt tự động giữ dây cung vào khe mắc cài, quá trình niềng không cần thường xuyên đến bác sỹ để điều chỉnh dây cung. Mắc cài có cấu trúc phức tạp hơn nên khá dày và lộ. Đây là loại mắc cài “ít đau” hơn với chất liệu kim loại hoặc sứ.
4. MẮC CÀI MẶT LƯỠI (Còn gọi là mắc cài mặt trong)
Là loại khung kim loại như mắc cài kim loại nhưng được gắn vào mặt trong của răng. Có tính thẩm mỹ cao nhưng thời gian điều trị lâu hơn và chỉ định cho các ca răng lệch lạc không nghiêm trọng.
LỰA CHỌN LOẠI MẮC CÀI NÀO?
Mỗi loại mắc cài đều có ưu và nhược điểm riêng. Nên khi được tư vấn và lựa chọn, cả người niềng răng và bác sĩ điều trị đều phải cân nhắc hài hòa giữa các yếu tố sau: