NHA KHOA TRẺ EM

NHA KHOA TRẺ EM

31/10/2020

I. TƯ VẤN VÀ KHÁM RĂNG:

 

Khi nào cho trẻ đi khám răng là phù hợp?

Nếu bạn đang thắc mắc khi nào cho trẻ đi khám răng là hợp lý thì theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ, nên cho trẻ đi khám răng lần đầu khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi trẻ được khoảng một tuổi.

 

  • Khám răng cho bé 1 tuổi

Thông thường các bé mọc răng từ 6 đến 8 tháng tuổi. Khi bé nhà bạn đã được một tuổi và mọc răng, bạn có thể đưa bé đến phòng khám nha khoa. 

Đặc biệt ngay khi răng của bé có những dấu hiệu bệnh lý hoặc bất ổn về màu sắc và cảm giác, bạn nên đưa bé đi khám ngay.

Đối với chăm sóc răng miệng và hỗ trợ điều trị nha khoa cho trẻ nhỏ, chúng ta cần phải linh động và hết sức chú ý, khám kĩ lưỡng, chú ý chi tiết, vì trẻ nhỏ thường không giao tiếp thể hiện tốt như người lớn.

 

  • Lợi ích của việc khám răng cho trẻ 

v Kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng để có cách hỗ trợ điều trị sớm. 

v Kịp thời khắc phục tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc chen chúc.

v Phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý cho bé.

Nếu trẻ mắc bệnh toàn thân có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay đến 16 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc răng, khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng, hôi miệng, bạn nên đưa trẻ đến khám răng sớm.

 

II. TRÁM BÍT HỐ RÃNH PHÒNG NGỪA:

 

Hố rãnh răng là nơi đọng thức ăn, là điểm khởi phát quá trình sâu răng. Sự vướng đọng thức ăn này là nguyên liệu để vi khuẩn sinh tổng hợp acid ăn mòn men và ngà răng, hình thành lỗ sâu răng.
Hố rãnh răng nếu được hàn trám phòng ngừa giúp giảm nguy cơ đọng thức ăn vì vậy sẽ khó khởi phát lỗ sâu răng.

 

 

III. ĐIỀU TRỊ RĂNG MỌC LỆCH:

 

CÁCH CHỈNH RĂNG MỌC LỆCH Ở TRẺ EM

1. Giúp bé từ bỏ những thói quen xấu
Một trong những nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch chính là những thói quen xấu của bé. Nếu phát hiện bất kỳ những thói quen nào có thể khiến răng bé mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở và sửa chữa thói quen đó cho trẻ.

Vệ sinh răng miệng  thường xuyên và đúng cách giúp bé có một hàm răng chắc khỏe, răng sữa không bị mất sớm, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.

 

2. Đăng ký theo dõi lịch mọc răng vĩnh viễn tại phòng nha
Khi những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ có dấu hiệu mọc lệch, bạn nên cho bé đến phòng nha để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bé đeo khí cụ nha khoa có chức năng giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch.

 

3. Niềng răng chỉnh nha
Nếu bạn đã áp dụng tất cả 4 hướng xử lý răng mọc lệch ở trẻ em trên mà không thấy có hiệu quả như mong muốn, thì sau độ tuổi thay răng bạn hãy nhờ đến sự tư vấn niềng răng cho bé của bác sĩ.

 

III. NHỔ RĂNG:

 

Răng sữa bắt đầu mọc những chiếc đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi và tồn tại trên cung hàm trẻ nhỏ cho tới khi trẻ bước vào độ tuổi thứ 9 – 10. Sau đó, răng sữa sẽ dần được thay thế bởi hệ thống răng trưởng thành, các răng trưởng thành sẽ đồng hành với trẻ cho tới cuối đời. 

 

 

Nhổ răng cho trẻ em
Răng sữa rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của mỗi chúng ta, góp phần nuôi dưỡng và phát triển cơ thể trong những năm tháng ở giai đoạn đầu đời. Vì thế, việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng mạnh đến chức năng này của răng.

 

Vai trò của răng sữa

Sự hiện diện của răng sữa có tác dụng kích thích xương hàm phát triển một cách đều đặn. Răng sữa đóng vai trò như một vật giữ chỗ cho răng trưởng thành, giữ đủ chiều rộng để răng trưởng thành sau này mọc. Răng sữa có tác dụng giúp trẻ nhỏ nghiền thức ăn ở giai đoạn đầu. Việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương hàm, xương hàm thiếu hoặc không phát triển được. Các răng còn lại bị xô lệch dẫn đến răng trưởng thành sẽ bị mọc lệch, mọc không đúng vị trí vì thiếu chỗ. Dẫn đến những nguy cơ về răng miệng sau này khi trưởng thành đó là tình trạng khuôn miệng bị lệch lạc khớp cắn, vừa ảnh hưởng tới chức năng răng lại tổn thương tới yếu tố thẩm mỹ của khuôn miệng.


Nhổ răng cho trẻ em khi nào ?

 ♦   Đối với răng sữa

Đối với răng sữa, không nên nhổ khi chúng còn vững chắc mà đợi khi răng lung lay, đến tuổi thay răng dù răng lung lay nhiều hoặc lung lay ít thì vẫn có thể nhổ vì lúc này mầm răng trưởng thành đã mọc.

Những chiếc răng sữa bị bệnh, bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng…đều nên nhổ, vì nếu để tồn tại có thể gây ra tình trạng thiếu sản men răng ở trẻ.

Răng sữa gây ra những cơn đau khó chịu cho trẻ cũng nên nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng cho cơ thể trẻ.

Những răng sữa cản trở cho việc mọc lên của răng trưởng thành cũng được khuyên nên nhổ bỏ.

 

 


  ♦   Đối với răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là răng mọc lên để thay thế răng sữa. Răng vĩnh viễn sẽ tồn tại tới cuối đời và nếu không may bị gãy vỡ thì sẽ bị tổn thương luôn hoặc mất luôn răng. Chúng ta chỉ có cách khắc phục là sử dụng các kỹ thuật hoặc các biện pháp trồng răng giả để níu kéo chứ răng vĩnh viễn không có cơ chế phục hồi cũng như không  thể mọc lần nữa. Vì thế, nếu không phải là lý do nguy hiểm hoặc không phải là vấn đề cần thiết thì nên bảo toàn răng trưởng thành thật tốt.

Đối với những răng trưởng thành mọc thừa, gây trở ngại cho chức năng răng toàn hàm và ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ thì nên loại bỏ.

 

Bài viết liên quan
Zalo